Am Chúa tọa lạc trên núi Đại An hay còn gọi là Qua Sơn (Qua Lãnh, núi Chúa, núi Cấm), xưa nay tên Đại An thông dụng nhất. Núi Chúa là một thổ sơn, cao 284 thước, Am Chúa nằm ở lưng chừng núi, có độ cao 80m so với mực nước biển, thuộc địa phận thôn Đại Điền Trung, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Am Chúa là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng phụng thờ Thiên Y A Na của người Việt mà nguồn gốc là một vị nữ thần của người Chăm có tên gọi Pô Inư Nưgar (hay còn gọi là Pô Nagar) được thờ phụng tại ngôi đền Pô Nagar của Chămpa. Người Việt gọi Bà với nhiều danh xưng: Bà Chúa Tiên, Bà Chúa Ngọc, Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi, Chúa Ngọc Diễn Phi, Chúa Ngọc Tiên Nương (Chúa Tiên). Thế nhưng, tên gọi Thiên Y A Na là tên gọi gần gũi và được người dân dùng thông dụng hơn cả “bởi lẽ từ Thiên Y A Na vốn được phiên âm từ Pô Inư Negara
Lịch sử hình thành:
Theo Đại Nam nhất thống chí, núi Đại Điền cách huyện Phước Điền 11 dặm về phía Bắc, là nơi hiển linh của Thiên Y A Na Diễn Bà – bà mẹ xứ sở đã dạy dân cách sinh sống. Người Việt đã Việt hóa tục thờ Bà Ponagar của người Chăm thành truyền thuyết về Thiên Y A Na, vị thần bảo trợ cho mọi nghề nghiệp, thường hiển linh cứu nhân độ thế. Câu nói “Am Chúa hiển nhân, Tháp Bà hiển thánh” khẳng định sự kết nối giữa Am Chúa và Tháp Bà Ponagar.
Am Chúa được xây dựng trên ngọn núi này để thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Năm Tự Đức thứ 3, núi được đổi tên thành núi Đại An và chép vào điện thờ. Am Chúa có cảnh sắc hữu tình và phù hợp phong thủy với thế đất “Tiền thủy, hậu sơn”.
Hai di tích Tháp Bà và Am Chúa chứa đựng giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, thể hiện qua các nghi thức cúng tế và truyền thuyết dân gian của người Việt ở Khánh Hòa.
Theo truyền thuyết Việt Nam, ngày Bà Thiên Y A Na giáng trần tại Am Chúa là mùng 1 tháng 3 âm lịch và thăng thiên tại Tháp Bà vào ngày 23 tháng 3 âm lịch. Am Chúa và Tháp Bà là di tích quan trọng, thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa người Việt và người Chăm.
Người Chăm đã “Việt hóa” nhiều yếu tố văn hóa Chăm tại Tháp Bà, trong khi Am Chúa thì thuần Việt hơn. Sự kết hợp tín ngưỡng thờ Mẹ tại hai di tích này tạo nên nét văn hóa đặc sắc và bền vững.
Thiên Y A Na có nguồn gốc từ Po Nagar của người Chăm. Am Chúa, nơi Bà Po Nagar sống lúc nhỏ và Tháp Bà, nơi thờ tự sau khi hiển thánh, đều là di tích lịch sử quan trọng. Am Chúa còn là chứng nhân lịch sử, với các di tích thời Pháp thuộc và cây Mã Tiền 350 tuổi, được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1999.
Am Chúa là nơi thờ bà Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Theo truyền thuyết, núi Đại An là nơi Thánh Mẫu giáng trần và sinh sống thuở ấu thơ. Bà đã dạy người dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, cày cấy và đặt ra các lễ nghi, mang lại cuộc sống đủ đầy, ấm no cho họ.
Để ghi nhớ công ơn của Bà, người dân lập ra đền thờ Am Chúa tại Diên Khánh và tổ chức lễ hội hàng năm vào tháng 3 Âm lịch. Lễ hội này ca ngợi công đức Thiên Y A Na và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Hệ thống kiến trúc thờ tự tại Am Chúa có nhiều nét tương đồng với kiến trúc các đình làng Khánh Hòa. Cấu trúc thờ tự có sự phối thờ, phối tế gần giống với các công trình kiến trúc tín ngưỡng trong tỉnh và đây chính là một đặc điểm tín ngưỡng của người dân Khánh Hòa. Các công trình kiến trúc ở Am Chúa gồm: Tam quan, mộ ông bà Tiều, bia ký, miếu Sơn Lâm, miếu Ngũ hành, chánh điện.
Án thờ đầu tiên là hương án thờ thần vị của Tiều công phu phụ. Khám thờ Thiên Y Thánh Mẫu được trang hoàng lộng lẫy, là điểm tập trung nhất của cấu trúc thờ tự trong Chánh điện; hai bên là khám thờ Lục vị Tiên cô và Thập nhị Tiên Nương. Bên tả ban thờ Thánh Mẫu là ban thờ Tứ vị Thái tử và Thập nhị hành khiển, còn được gọi là ban thờ Cậu (Hoàng tử Trí – con trai Thánh Mẫu); bên hữu là ban thờ Lục vị Tiên cô và Thập nhị Tiên Nương, còn gọi là ban thờ Cô (Công chúa Quý – con gái Thánh Mẫu). Tất cả các ban thờ trong Chánh điện đều được làm bằng gỗ quý, chạm khắc hoa văn, họa tiết tinh tế, đặc sắc. Toàn bộ chánh điện có kết cấu vì nóc kiểu vì kèo, các hàng cột cái và cột quân được làm từ gỗ quý có giá trị cao. Am Chúa còn lưu giữ được hai sắc phong do các vua triều Nguyễn ban tặng.
Đến với Am Chúa, ngoài niềm tin đối với Thánh Mẫu, khách hành hương còn được tìm hiểu về lịch sử đấu tranh bất khuất của nhân dân tứ thôn Đại Điền trong kháng chiến chống Pháp. Am Chúa là di sản văn hóa tiêu biểu, ở đó thể hiện được tâm lý, quan hệ xã hội, nhận thức thế giới tự nhiên, sự sáng tạo các giá trị về văn học, nghệ thuật dân gian. Cho đến nay, Am Chúa vẫn còn bảo lưu được những yếu tố văn hóa truyền thống tiêu biểu của người Việt – Chăm.
Với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, năm 1999 Am Chúa được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa Quốc gia.
Địa chỉ: Xã Diên Điền, Huyện Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa
Place ID: ChIJXee5OVZDcDERGjZLIFoWmLA
#vanhoa #ditichlichsu #ditichamchua #vanhoatruyenthong #vanhoanhatrang #vanhoakhanhhoa #historicalsite #culture